Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

Hướng dẫn trẻ biết cách chăm sóc sức khỏe sinh sản

Tham vấn y khoa : Bác sĩ - 20/03/2021

Lứa tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên là một trong những độ tuổi cần đến sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình và và nhà trường. Trong đó, sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì là điều cần được đặc biệt chú trọng. Trong đó, vấn đề giới tính và sức khỏe tình dục ở tuổi dậy thì cần được tập trung giải đáp.

 

Hỏi: Xin chào bác sĩ, con trai tôi năm nay đã 15 tuổi, cháu đang dần tò mò, và xem một số sách báo không đúng với lứa tuổi. Tôi là một người cha, nhưng cũng bận bịu với công việc, ít có thời gian quan tâm, trò chuyện với cháu. Vì thế, những vấn đề về sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì hầu như tôi không biết nên nói chuyện với con như thế nào?. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi, những vấn đề cần chú trọng trong giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì. Tôi xin chân thành cảm ơn!

(Bùi Huy, 50 tuổi, Quận 5)

 

 

Tuổi dậy thì là bao nhiêu tuổi?

Trước khi giải đáp những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì. Bác sĩ Hà Văn Hương, chuyên gia nam học của Phòng khám Đa khoa Quốc tế, sẽ phân chia lớp tuổi vị thành niên như sau:

  • Từ 10 – 13 tuổi là nhóm vị thành niên sớm
  • Từ 14 – 16 tuổi là nhóm vị thành niên giữa
  • Tuổi từ 17 – 19 tuổi là nhóm vị thành niên muộn.

Sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì là gì?

Sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì là cụm từ dùng để chỉ chung tình trạng sức khỏe về thể chất, tinh thần, sức khỏe sinh sản của trẻ tuổi bị thành niên. Những yếu tố này đều có liên quan mật thiết với nhau, để tạo nên bộ máy sinh sản của tuổi vị thành niên.

Những thay đổi của tuổi dậy thì

Ở tuổi vị thành niên, các hormone sinh lý sẽ bắt đầu hoạt động, làm thay đổi về hình dáng, cơ quan sinh dục, tâm, sinh lý. Cụ thể như:

Những thay đổi của bé gái ở tuổi dậy thì

  • Có thể bắt đầu khi trẻ lên 8-13 tuổi và hoàn tất ở thời điểm trẻ được 18 tuổi.
  • Cơ thể thay đổi: núm vú, xương chậu, xương đùi phát triển. Các mô mỡ hình thành đường cong. Buồng trứng bắt đầu hoạt động.
  • Kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện. Trong khoảng 1 năm đầu tiên, kinh nguyệt sẽ không ổn định, nên thường xuyên xảy ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, 1 năm xong, tình trạng kinh nguyệt sẽ bắt đầu thay đổi và có trạng thái ổn định hơn.

Tuổi dậy thì ở bé trai

  • Bắt đầu khi trẻ được 10-15 tuổi
  • Cơ thể bắt đầu có sự thay đổi, ria mép, râu ở cằm xuất hiện. Chiều cao, cân nặng, xương ngực, vai phát triển. Hình thành trái cổ do sụn giáp phát triển. Dương vật và tinh hoàn to lên. Trẻ bắt đầu vỡ tiếng.
  • Tinh hoạt hoạt động và sinh ra nội tiết sinh dục nam và tinh trùng. Lúc này rẻ sẽ có biểu hiện xuất tinh. Hay còn gọi là mộng tinh.

Thực trạng hoạt động tình dục sớm ở tuổi dậy thì

Trẻ vị thành niên, tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi thiếu nhi và tuổi trưởng thành. Do đó, trẻ tuổi dậy thì thường tò mò về những hoạt động tình dục.

Tuy nhiên, các em lại không biết rằng, việc không nắm vững những kiến thức về sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì, quan hệ tình dục bừa bãi, “yêu” không sử dụng biện pháp an toàn sẽ gặp phải nhiều nguy cơ. Cụ thể như:

  • Bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho cả hai giới
  • Mang thai ngoài ý muốn cho các em gái.
  • Quan hệ tình dục vụng trộm, thiếu điều kiện vệ sinh nên rất dễ mang theo các mầm bệnh đi sâu vào trong đường sinh dục. Đặc biệt gây viêm nhiễm phụ khoa.
  • Khi đã nhiễm bệnh, các em lại thường xấu hổ, giữ kín không dám đi khám để được điều trị đúng cách gây biến chứng tại đường sinh sản ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ trong tương lai.
  • Có thai ngoài ý muốn khi các em còn ở tuổi vị thành niên. Lúc này, sức khỏe tinh thần và thể chất chưa phát triển đầy đủ, dễ dẫn đến đẻ khó, bị thiếu máu, dễ bị nhiễm độc thai nghén dẫn đến sản giật cao hơn các phụ nữ trưởng thành.
  • Mang thai ngoài ý muốn ở tuổi dậy thì việc giữ thai để sinh con hay phá thai đều là những giải pháp khó khăn. Có nguy cơ cho sức khỏe của các em trước mắt và lâu dài.

 

Trên thực tế, nước ta, là nước có tỷ lệ nạo phá thai đứng thứ 5 trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Hầu hết các trường hợp mang thai ở tuổi vị thành niên đều được giải quyết bằng phá thai.

Chính vì vậy, mỗi năm ở Việt Nam, có khoảng 300.000 ca nạo phá thai. Đáng chú ý là số trẻ vị thành niên nạo phá thai ở nước ta cao hơn nhiều lần so với các quốc gia dẫn đầu về nạo phá thai.

Vậy làm thế nào để hạn chế được tình trạng này. Theo các chuyên gia sản phụ khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế, việc giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì hết sức quan trọng. Hãy cùng tham khảo phần bài viết tiếp theo, các bậc phụ huynh sẽ nắm được các vấn đề cần lưu ý để giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì.

Chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì đúng cách

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, tuổi dậy thì, trẻ gặp nhiều vấn đề khủng hoảng, hoang mang về tâm lý. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể, nhưng trẻ vị thành niên rất cần sự hỗ trợ, giáo dục từ phía cha mẹ và nhà trường, để có thể phát triển đúng hướng.

Để chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì đúng cách, cả trẻ vị thành niên và các bậc phụ huynh, nhà trường cần lưu ý những vấn đề sau:

Rèn luyện về kỹ năng sống

  • Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi thành niên từ cha mẹ, thầy cô, người thân và bạn bè;
  • Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn trong sáng.
  • Tâm sự những lo lắng, băn khoăn với người thân hoặc thầy cô;
  • Duy trì thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, tập luyện và giải trí phù hợp;

Chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm lý

  • Ở độ tuổi này, trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn gồm protein, vitamin, khoáng chất, tinh bột,… Cần có sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người thân và thầy cô giáo;
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,..
  • Cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của con, giúp con giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Cha mẹ cần tôn trọng quyết định của con nếu phù hợp.
  • Phụ huynh cũng cần căn cứ vào nhu cầu, sở thích và năng lực của trẻ vị thành niên để hướng nghiệp phù hợp.

Hướng dẫn trẻ biết cách chăm sóc sức khỏe sinh sản

  • Mẹ cần hướng dẫn con gái biết cách vệ sinh thời kỳ kinh nguyệt.
  • Cha mẹ cần cho con đi khám nếu đến 15 – 16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt và bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt;
  • Đối với trẻ nam phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình ( hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, lỗ tiểu có vị trí bất thường) để đi khám kịp thời; không mặc quần lót bó sát, quá chật;
  • Không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành;
  • Nếu quan hệ tình dục cần thực hiện tình dục an toàn: chung thủy, sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục để tránh mang thai ngoài ý muốn, bệnh lây qua đường tình dục và nhất là HIV/AIDS.
  • Tránh xa hình ảnh, phim ảnh, trang web đồi trụy, khiêu dâm;

Các bác sĩ cho biết, giai đoạn dậy thì – vị thành niên là giai đoạn trung gian chuyển mình từ trẻ con sang người lớn ở trẻ. Cha mẹ cần hết sức lưu ý chăm sóc sức khỏe tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn này để con có bước đệm vững chắc cho giai đoạn trưởng thành.

Trên đây là những vấn đề cần lưu ý về chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì. Hi vọng rằng, bài viết này đã giúp ích được cho tất cả các bậc phụ huynh. Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đến số hotline 038.558.1111 hoặc click Tại đây, để được tư vấn cụ thể hơn.